Do công việc bận rộn, chị Hòa (Quận Hai Bà Trưng, Hà nội) phải thuê…
Dạy con ứng xử với người giúp việc
Cuộc sống ngày càng khá giả đi kèm với áp lực công việc nên người giúp việc là lựa chọn tối ưu của nhiều gia đình. Các bà mẹ trẻ được “đỡ tay thay việc”. Nhưng từ đây lại phát sinh khá nhiều chuyện mà nếu không để tâm, thì có khi đó không còn là chuyện nhỏ.
Dạy trẻ cách ứng xử với người làm Mỗi đứa trẻ lớn lên đều phụ thuộc rất nhiều vào gia đình và phương cách giáo dục của phụ huynh. Không ai khác hơn ngoài cha mẹ là người gần gũi, tiếp xúc, chăm sóc hằng ngày quyết định rất lớn đến sự hình thành nhân cách ở trẻ. Đối với người làm, cha mẹ cũng nên tạo mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng vì giúp việc là một nghề và người giúp việc cũng là một lao động. Khi thấy cha mẹ tôn trọng người giúp việc, chắc chắn trẻ cũng sẽ có thái độ cư xử đúng mực. Mối quan hệ giữa chủ nhà – người giúp việc trong nhiều trường hợp là mối quan hệ khá phức tạp. Có khi, giữa hai bên không phải không có mâu thuẫn, nhưng họ vẫn gắn kết với nhau vì lợi ích của hai bên.
Bài viết hay:
- Chảnh chọe như Osin ngày tết.
- Tâm sự của nam sinh đi làm giúp việc
- Trung tâm giúp việc – Giới thiệu người giúp việc chuyên nghiệp
Trong trường hợp này, người lớn không được nhồi nhét vào đầu trẻ những ý nghĩ tiêu cực về người giúp việc, kiểu như “mày phải canh chừng con nhỏ đó ăn cắp đồ nhà mình”, hay “mẹ mày không có nhà thì phải canh chừng ba mày với cô giúp việc đó”. Với sự thơ ngây của mình, trẻ sẽ có những hành xử theo kiểu tiêu cực, như lom lom dò xét người giúp việc, buông ra những lời nhận xét thiếu tế nhị, thiếu tôn trọng đối với người giúp việc, làm mâu thuẫn thêm nặng nề.